1/25/08

Lỗi ngữ âm do chứng mù từ và phương pháp khắc phục - Common dyslexic errors of the Vietnamese

Bài viết này nhìn nhận chứng mù từ qua ảnh hưởng của phương ngữ Việt Nam đối với học viên học ngoại ngữ và cách khắc phục. Bài viết chỉ tập trung vào những hiện tượng có ảnh hưởng tới quá trình tiếp thu và học ngoại ngữ của học viên Việt Nam.

1. Chứng mù từ.

Chứng mù từ, thuật ngữ tiếng Anh là “dyslexia”, hay “word blindness”, là một thuật ngữ chưa được thống nhất về định nghĩa. Vậy chứng mù từ là gì? Và có thể coi nó là bệnh hay không? Liệu có cách gì để chữa cho những người mắc chứng này không?

Theo từ điển Anh-Việt (Lạc Việt) thì dyslexia được dịch là “sự khó đọc”. Nếu chỉ căn cứ qua giải thích như vậy thì khó có thể coi nó là một điều gì gây quan ngại.

Từ điển bỏ túi Anh-Việt Oxford được Quang Thụy dịch là “chứng gặp khó khăn trong khi đọc và đánh vần do tình trạng nào đó của não” (tr. 338. Từ điển Anh-Việt 140.000 từ. NXB Đồng Nai). Định nghĩa này có thể gợi cảm giác đây là một bệnh lí thực sự.

Theo từ điển Encarta trực tuyến (Encarta Dictionary (Bắc Mỹ) thì dyslexia có nghĩa là “sự rối loạn học tập do gặp khó khăn đặc biệt trong việc nhận dạng và hiểu ngôn ngữ viết, dẫn tới gặp khó khăn trong đánh vần và viết. Dyslexia không phải là do thiểu năng trí tuệ hay có vấn đề nào đó tại não bộ”.

Theo Từ điển Bách khoa Encarta trực tuyết (Encarta Encyclopedia) thì đó là “không có khả năng đọc trôi chảy”.

Theo Jan Baumel, M.S - một nhà tâm lí học giáo dục có 35 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt cho rằng mù từ là do “thiếu khả năng học đặc biệt có nguồn gốc từ hệ thần kinh. Sự thiểu năng này thường thể hiện ở sự khó khăn trong việc nhận biết từ hay khả năng đánh vần cũng như giải mã kém. Những khó khăn này có thể là thiếu thành tố âm vị trong một ngôn ngữ mà có liên quan tới khả năng nhận thức và điều kiện giảng dạy”. (Adopted by the IDA Board, November 2002 and by the National Institutes of Health, 2002. Hiệp hội Thiểu năng học tập Mỹ (LDA). Giải thích này giúp ta xác định nó có thể thuộc phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học và tâm lí học và có thể hình dung hệ quả của chứng mù từ.

Theo giáo sư Abigail Marchall (http://www.dyslexia.com/qasymptoms.htm) thì những người bị thiểu năng đọc này thường có các biểu hiện không nhất quán. Chẳng hạn, họ có thể mắc bất kì một trong những triệu trứng như: đọc ngược các từ; cảm thấy như các con chữ nhảy nhót lung tung trong trang giấy; không phân biệt được các con chữ có vẻ giống nhau như o, e và c; Không phân biệt được các từ có hình dạng giống nhau nhưng phương hướng thể hiện con chữ khác nhau như: b-p, d-q; các từ có thể bị đọc lộn tùng phèo và không theo một trật tự thông thường (ví dụ man đọc là nam), hoặc được cảm nhận theo từng khối mà không tách bạch theo từng từ như nó vốn được cảm nhận theo lẽ thông thường; các con chữ hay từ có thể được đọc bình thường nhưng bản thân người học lại bị đau đầu hoặc bị đau bụng khi phải cố đọc, hoặc nhận dạng được từ trên mặt chữ nhưng không nói lên được, hoặc nói lên được nhưng lại không hiểu được các âm thanh đó, hoặc có thể liên kết được con chữ nhưng lại quên ngay như thể chưa từng gặp con chữ đó bao giờ, bởi thế họ có thể đọc đi đọc lại một trang mà không hề nhận thức được điều đó.

Davis (1992, http://www.dyslexia.com/library/symptoms.htm) đã chỉ ra 37 dấu hiệu để nhận biết người mắc chứng mù từ được chia ra làm các tiểu mục để dễ nhận dạng như các dấu hiệu chung (thông minh, giỏi nghệ thuật, xem thêm danh sách những người nổi tiếng bị mù từ tại đây: http://www.dyslexia.com/qafame.htm), biết cấu âm nhưng không đọc tốt, viết tốt hay đánh vần tốt, lười; tự ti, dễ xúc động cũng như không thích kiểm tra, tiếp thu tốt thông qua trực quan v.v.); khả năng nhìn, đọc, đánh vần (thường kêu đau đầu, chóng mặt, đau bụng khi đọc, nhầm lẫn chữ cái, con số, từ, chuỗi sự kiện hay giảng giải bằng ngôn từ, có vẻ là mắt kém nhưng khi kiểm tra thị lực thì không phát hiện được nhưng cũng có những trường hợp rất tinh mắt hoặc thiếu khả năng cảm nhận chiều sâu v.v.); khả năng nghe, nói (có thể nghe được những cái không được nói ra hoặc những gì người khác không nghe được, dễ bị phân tán tư tưởng, có thể bỏ lửng câu, nói lắp nếu bị căng thẳng, phát âm sai các từ dài v.v.); kĩ năng viết (khó khăn khi viết hoặc sao chép, chữ xấu khó coi, chơi bóng hay các trò thể thao tập thể kém, có xu hướng mệt mỏi khi di chuyển, có thể lẫn lộn phương hướng như phải, trái hay trên dưới v.v.); khả năng toán và quản lí thời gian (khó khăn về giờ giấc, khi giải toán có thể nhẩm kết quả nhưng không biết cách giải trên giấy tờ, có thể đếm được nhưng thường hay gặp khó khăn khi phải tiếp xúc với tiền nong, có thể làm được các bài toán sô học nhưng có thể không hiểu được đại số hoặc toán cao cấp); trí nhớ và nhận thức (có trí nhớ tôt nhất là các sự kiện đã trải nghiệm, vị trí và gương mặt nhưng lại không nhớ được các chuỗi sự kiện và các thông tin nếu không qua trải nghiệm, tư duy bằng hình ảnh và tình cảm không cảm nhận qua âm thanh hay từ); Hành vi, sức khoẻ, phát triển và tính cách (hoặc rất vô tổ chức hoặc cực kì qui củ, hoặc rất “quậy” hoặc rất “hiền”, hoặc phát triển quá sớm hoặc quá muộn (nói, bò, đi), hay bị đau tai, nhạy cảm với đồ ăn nhất là các chất phụ gia hay thực phẩm hoá học, hoặc cực kì dễ ngủ hoặc cực kì khó ngủ, có thể bị đái dầm ở tuổi đã trưởng thành, hoặc không chịu đau được hoặc chịu đau rất giỏi, có ý thức cao về sự công lí, nhạy cảm và luôn luôn hướng tới sự hoàn thiện, khả năng mắc lỗi cao đáng kể trong trường hợp bị thúc ép thời gian, áp lực tinh thần hay sức khoẻ suy giảm).

Tóm lại, sự mù từ được đông đảo các nhà khoa học ngôn ngữ tâm lí học quan tâm, hiện chưa có một định nghĩa được mọi người chấp nhận mặc dù có những đặc điểm cũng như triệu chứng có thể giúp xác định người bị mắc chứng mù từ hay không. Chứng mù từ được nhìn nhận như những sự rối loạn khả năng học tập, có thể là do trục trặc trong não bộ, cũng có thể không. Một số coi nó là bệnh lí và một số khác thì không.
Tới đây chúng ta đã có thể tự tin để nhận dạng chứng mù từ và hoàn toàn có thể tìm ra các giải pháp giúp khắc phục những khiếm khuyết cho người mắc chứng mù từ, hoàn thiện hoá quá trình học tiếng nói chung và học ngoại ngữ nói riêng.

2. Lỗi ngữ âm phổ biến:

Trong các lớp học ngoại ngữ, người dạy thường được nghe các câu như sau của người Việt:

1. Njuda, ty zobonena? nu nadlo, poshni. – Liu da, ty zobolela? Nu ladno, poshli (Liuđa, bạn ốm à. Thôi được, bọn mình đi). Tiếng Nga. Không có sự hiện diện của /l/

2. I’d nike to go to Hoan Kiem nake. (I’d like to go to Hoan Kiem lake – Tôi muốn tới Hồ Hoàn Kiếm). Tiếng Anh. Không có sự hiện diện của /l/.

3. My sister nives in Haloi. (My sister lives in Hanoi). Chị/ em gái tôi sống ở Hà Nội. Lẫn lộn /l/ và /n/.

4. Se’s seen some seep. (She sees some sheep - Chị ấy đã nhìn thấy mấy con cừu). (không có sự hiện diện của /sh/)

5. I don’t fink I understand zat. (I don’t think I understand that – Tôi nghĩ là tôi không hiểu cái đó). Không có sự hiện diện của /th/.

6. I want to be a zeologist. (I want to be a geologist – Tôi muốn làm nhà địa chất học). Không có sự hiện diện của /d3/

7. Can I see your bassbort? (Can I see your passport? Mời trình hộ chiếu!). Không có sự hiện diện của /p/.

8. Nó thấy vẽ vàng. (Nó thấy bẽ bàng). Người Hàn Quốc nói tiếng Việt. Không có sự hiện diện của /b/. Hoặc /b/ được nhận dạng thành /v/

9. May I ask you some guestions? (May I ask you some questions? – Cho tôi hỏi vài câu.). Không có sự hiện diện của /q/

10. There are some pleise on the table. (There are some plates on the table – Trên bàn có mấy chiếc đĩa). Không có sự hiện diện của /t/

3. Mô tả các lỗi ngữ âm điển hình của người Việt theo khu vực phân bố địa lí.

Không cần phải khó khăn gì chúng ta dễ dàng nhận biết được các lỗi liệt kê trên đây khá phổ biến với từng vùng địa lí trên lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ, việc nhầm lẫn các âm:

3.1. /l/ và /n/ chỉ xảy ra với những chủ thể phương ngữ đồng bằng Bắc Bộ (Một số khu vực tại Hà Nội, Hà Tây, và đại bộ phận cư dân vùng Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh). Lỗi này thường không xảy ra đối với chủ thể phương ngữ miền Trung hoặc miền Nam Việt Nam. Lỗi này có thể xảy ra một chiều: /l/ thành /n/, /n/ giữ nguyên như “Cô Nan (Lan) cho tôi xin cốc nước”; hoặc /l/ giữ nguyên và /n/ thành /l/ như “cô Lan cho tôi xin cốc lước”, hoặc /l/ thành /n/ và /n/ thành /l/ như “Cô Nan cho tôi xin cốc lước”, “Bố em nên Hà Lội đã được lăm lăm rồi” (“Bố em lên Hà Nội đã được năm năm rồi”).

Đại bộ phận thì những sự nhầm lẫn này không gây hiểu lầm cho người Việt, trừ một số ít trường hợp khu biệt nghĩa như “tôi no lắm” và “tôi lo lắm”; hay khó khăn khi phân biệt tên riêng: ông Niêm hay ông Liêm; Hồ Đại Nải hay Hồ Đại Lải; Phố Nả hay Phố Lả v.v. Trường hợp sau cùng (tên riêng) luôn gây hiểu lầm cho những người thuộc các địa phương khác không mắc các “chứng” lẫn lộn trên.

Lỗi /l/ và /n/ thường được khai thác rộng rãi trên các sân khấu hài trong nước, nhất là khi người ta muốn khắc hoạ hình ảnh nông dân đồng bằng Bắc Bộ, ví dụ, các tiểu phẩm hài của Thuý Nga trên chương trình “Gặp nhau cuối tuần”, hay các phim ảnh hiện đại như nhân vật Ôsin tỉnh lẻ trong phim “Của để dành”, hoặc tấu hài hải ngoại qua các tiểu phẩm hài Hoài Linh trên sân khấu Paris By Night. Những người có chức vụ phát biểu trên các phương tiện truyền thông nếu lẫn lộn /l/ và /n/ cũng có thể để lại những ấn tượng thiếu tích cực cho người nghe.

3.2. /q/ và /g/ chỉ xảy ra với những chủ thể phương ngữ từ Khánh Hoà trở vào Nam. Ở đây thường xảy ra một chiều: /q/ thành /g/ chứ không có trường hợp ngược lại. Ví dụ: “Mình tới cái guán (quán) kia đi!”

3.3. /p/ và /b/: Phổ biến với chủ thể ngôn ngữ Trung, Nam Bộ, nhưng có thể gặp ở một số những vùng khác không chỉ Việt Nam mà còn phổ biến trên thế giới. Hiện tượng này cũng thường xảy ra một chiều /p/ thành /b/ chứ không ngược lại. Điều này có thể dễ giải thích hơn bởi âm /p/ thực chất rất ít gặp với những từ thuần Việt (chủ yếu là những từ tượng thanh như píp píp – bíp bíp. Tuy nhiên trường hợp lẫn lộn giữa /b/ và /v/ của người Hàn Quốc có thể giải thích là do thiếu vắng phụ âm trong ngôn ngữ Hàn). Điều này có thể tương tự với những người nói tiếng Nhật.

3.4. Các trường hợp khác: /th/ và /t/, /f/; /gi/ và /d/; /st/ và /s/; /ts/ và /s/: không giới hạn ở khu vực địa lí nhưng là lỗi khá phổ biến đối với học sinh người Việt, do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. th – t: ảnh hưởng của con chữ và nhẫm lẫn âm thanh; /gi/ và /d/: không khu biệt trong tiếng Việt (Bắc Bộ); và /st/, /s/, /ts/ do đặc điểm bớt âm hoặc âm hoá tổ hợp phụ âm. Ví dụ: “stamp” thành “tem”, hay “Stalin” thành “Xít-ta-lin” v.v.

Những trường hợp phát âm không khu biệt trên, trừ /l/ và /n/ bị coi là “ngọng”, thường được nhìn nhận là những đặc điểm đặc biệt của các phương ngữ tiếng Việt. Tuy nhiên, khi những hiện tượng này được “giao thoa” sang một thứ tiếng khác ngoài tiếng Việt, chúng lập tức bị coi là những lỗi phát âm mà những lỗi này có ảnh hưởng nghiêm trọng tới ý nghĩa của thông điệp giao tiếp, bởi vậy, cần phải được khắc phục.

Vậy những trường hợp của người Việt Nam bị lẫn lộn /l/, /n/ hay /p/, /b/ hay /Sh/ và /s/ có phải là bị mắc chứng mù từ hay không? Nếu câu trả lời là có thì những người này mắc chứng mù từ ở mức độ nào? Và hiện tượng này thuần tuý là do yếu tố sinh lí hay xã hội gây ra?

Khi trao đổi với những học viên, tạm coi là mắc chứng mù từ, họ đều trả lời một câu chung: không cảm nhận được sự khác biệt âm thanh của các âm đó. Đối với họ, /l/ hay /n/, /p/ hay /b/ đều có âm giống nhau và chỉ khác nhau theo con chữ (bởi thế mới có tên gọi con chữ là “nờ / lờ cao”, “nờ / lờ thấp”, “bê trên”, “bê dưới”). Chiếu theo các hiện tượng của người bị mù từ ở trên, chúng ta có thể khẳng định, những người này bị chứng mù từ (dạng âm thanh).

Trong số những học sinh bị chứng mù từ, có trường hợp nói giọng Nha Trang, sinh năm 1985. Bố mẹ người Thái Bình. Học sinh này không có khả năng phân biệt /b/ và /p/. Khi chúng tôi đọc chính tả cho em viết (bằng tiếng Anh), e viết đúng tất cả các từ mà em biết (pen, pan, pick up, people) và tỏ ra lúng túng thực sự trước các từ lạ (babble, battle, population, pollution). Tuy nhiên người em của học sinh này, được sống ở Thái Bình thì không mắc các lỗi /p/ và /b/, nhưng lại bị mắc lỗi /l/ và /n/ rõ rệt. Điều này chứng tỏ các lỗi ngữ âm này có thể mang tính xã hội cao, tùy theo cộng đồng ngôn ngữ từng vùng. Nếu xét từ bản chất sự việc - ở đây là không nhận dạng được sự khác biệt của một số âm – thì rõ ràng đây là biểu hiện của chứng mù từ.

Tính ảnh hưởng của cộng đồng ngôn ngữ còn thể hiện ở chỗ: có những người con dâu không “ngọng” /l/ và /n/, nhưng do sống trong môi trường ngọng /l/ và /n/ cũng dần dần mất khả năng phân biệt chúng và cũng bắt đầu nhầm lẫn vô thức mặc dù họ luôn khẳng định mình “không ngọng”. Phải chăng điều này cũng có ảnh hưởng tới hệ thần kinh, giống như những người say rượu nhưng bao giờ cũng nói: “tôi không say”? Có hay không ảnh hưởng của cộng đồng ngôn ngữ tới chứng mù từ thì còn phải chờ đợi các nhà ngôn ngữ học tâm lí vào cuộc.

Tuy nhiên, việc hầu hết các cư dân đồng bằng Bắc Bộ không khu biệt /l/ và /n/ khiến cho giả định “não bộ có vấn đề” là không thể xảy ra. Bởi vậy, cái định nghĩa mà chúng tôi thấy trong từ điển bách khoa Encarta có vẻ như chưa thực sự đúng, ít nhất là với tình hình “mù từ” tại các địa phương khác nhau của Việt Nam. Nhưng do hiện tượng /l/ và /n/ xảy ra trên diện rộng và có những hậu quả không tốt tới cá nhân người sử dụng và ảnh hưởng tới vấn đề duy trì sự trong sáng của tiếng Việt nên nhất thiết hiện tượng này cần phải được giải quyết triệt để tại các cơ sở đào tạo.

4. Cách khắc phục

Theo lẽ thường, khi bị đau đầu hay chóng mặt, người bệnh có thể tìm bác sĩ và bác sĩ làm nhiệm vụ kê đơn thuốc. Những người bị mù từ cũng có thể có một số biểu hiện bệnh lí như những người bình thường khác, bởi vậy, “cũng không có gì ngạc nhiên nếu “bệnh nhân” được kê đơn thuốc cho ADHD như Ritalin, strattera / concerta v.v. Họ cũng có thể gặp những thầy lang và được chữa chạy bởi các bài thuốc lá khác hoặc cũng có thể được tiến hành vật lí trị liệu như nhiều trung tâm y tế vẫn làm nếu họ gặp trở ngại về thị lực” (Abigail Mashail, http://www.dyslexia.com/qamethods.htm#990215). Tuy nhiên, mù từ như đã nói, không phải là một loại bệnh, và do đó, thuốc men không có ý nghĩa trong việc chữa chạy dứt điểm cho các triệu trứng do mù từ gây ra, ngược lại, còn có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng do tạo thói quen lệ thuộc vào thuốc. Điều này còn tạo tâm lí nhờ thuốc mà bỏ qua tác dụng hữu hiệu khác: sự kiếm tìm các hỗ trợ giáo dục cần thiết để vượt qua những trở ngại của chính mình. Chứng mù từ là hệ quả của một kiểu tư duy và học tập đặc biệt, do đó tốt nhất nên giải quyết qua con đường tư vấn giáo dục hay kèm cặp cá nhân.

Ronald Davis là một người đã từng bị mắc chứng mù từ nặng. Vào những năm 80 của thế kỉ 20 ông đã bỗng dưng tìm ra được cách chữa trị cho bản thân mình và đưa ra một phương pháp có tên gọi là phương pháp Davis (Davis counselling approach - Lối tiếp cận tư vấn Davis). Với phương pháp này, người bị mù từ thường học cá nhân trong một khoá học khoảng 1 tuần lễ. Hiện nay trên thế giới có khoảng 170 trung tâm tư vấn và hỗ trợ giáo dục cho những người mắc chứng mù từ.

Đối với các học sinh ngoại ngữ, giáo viên cần phải hiểu rằng các bài tập luyện thuần tuý về âm thanh đối với học sinh mắc chứng mù từ (ngọng l - n, p-b) dường như không hiệu quả. Nếu chỉ đơn thuần bắt học sinh lặp lại âm thanh thì chắc chắn họ không làm được và chỉ gây nên sự lúng túng thêm cho họ mà thôi. Bởi thế ít nhất giáo viên cần làm một số việc sau trước khi luyện âm:

1. Xác định những trường hợp mắc chứng mù từ ngay từ buổi đầu tiếp xúc với học sinh (một bài tập ngữ âm đơn giản nhất là cho các học sinh đọc bảng chữ cái tiếng Anh hoặc tiếng Việt).

2. Chỉ rõ vị trí cấu âm của các âm hay nhầm lẫn. Ví dụ: /l/ được phát âm nhờ đầu lưỡi cong lên ép sát chân răng cửa hàm trên, hai bên vành lưỡi không nhất thiết phải ôm sát hai bên hàm răng trên. Trong khi đó /n/ có thể rụt đầu lưỡi vào khoang giữa miệng và đưa nó sát vào ngạc cứng và vành lưỡi hai bên ôm kín hai bên hàm răng trên. Khi học sinh đã phát đúng được từng âm, hãy dừng lại một chút để cho học viên ghi nhớ vị trí của lưỡi và hãy đặt cho âm đó một cái tên đơn giản: ví dụ: đầu lưỡi với âm /l/ và giữa lưỡi /n/. Vì như chúng ta đã biết, họ không phân biệt được sự khác nhau qua âm thanh. Bởi thế cần giúp họ tự định hướng vị trí của lưỡi. Hãy nói cho họ biết rằng, với họ các âm thanh đó giống nhau, nhưng với những người khác, chúng là những âm khác nhau hoàn toàn. Họ cần phải nhận thức rõ ràng là chúng không giống nhau và sự không giống nhau đó thể hiện ở vị trí cấu âm khác nhau của lưỡi.

Với trường hợp /p/ và /b/, cũng có thể tiến hành theo phương pháp tương tự. Hãy bắt đầu bằng âm /b/ trước và chỉ rõ vị trí cấu âm của /b/: hai môi mím chặt hơn, khi mím tối đa có thể không còn nhìn thấy vành môi. Tuy nhiên với âm /p/ tiếng Việt, học sinh chỉ việc nhìn theo môi của giáo viên: mím vào, mở ra nhẹ nhàng. Hãy để học sinh nhìn thấy qua gương và dừng lại đôi chút cho họ nhớ được vị trí của môi. Khi đó, chúng ta hãy đặt tên cho âm này là, ví dụ, “mím nhẹ”. Với /p/ tiếng Anh, hãy lấy thêm một tờ giấy và cho họ nhìn thấy tờ giấy bị rung mạnh khi chúng ta phát âm /p/. Khi đó, hãy đặt cho nó một cái tên “bật hơi” và đảm bảo họ sẽ nhớ được mỗi khi phát âm sai.

Đối với trường hợp các học sinh Hàn Quốc có sự lẫn lộn giữa /b/ và /v/, vị trí cấu âm cũng giúp giải quyết được dễ dàng. /b/ là do hai môi tạo thành, trong khi đó /v/ là do môi và răng tạo thành. Các bước tiến hành về cơ bản giống như trên.

3. Sau khi đảm bảo học viên nắm vững được sự khác biệt thông qua hệ thống cấu âm, giáo viên có thể tiến hành các bài tập luyện theo từ điển. Có thể yêu cầu học sinh tự luyện và chỉ tiến hành kiểm tra vào buổi học tiếp sau. Các bài tập luyện phải tiến hành thường xuyên tới khi học viên không còn lẫn lộn các âm này nữa.

4. Các biện pháp khác: Giáo viên cần phải kiên trì và kiên định trong việc giúp học viên chiến thắng lại những khó khăn của chính mình, kể cả khi phải dùng một số các chiến thuật giao tiếp khác. Chẳng hạn, một trường hợp lẫn lộn /l/ và /n/ cực nặng, giáo viên đã phải nói: người được đi học phải thuộc đẳng cấp khác với những người không được đi học. Nếu được đi học thì không nên lẫn lộn hai âm /l/ và /n/. Kết quả là, học sinh đó đã nỗ lực hết mình để chứng tỏ mình thuộc đẳng cấp khác. Và em học sinh đó đã thành công sau tuần học đầu tiên.

5. Với các trường hợp nhầm lẫn thanh điệu tiếng Việt cũng có thể tiến hành tương tự nhưng theo mô hình diễn tả âm thanh: đầu tiên bằng hình ảnh minh hoạ theo các dấu tượng trưng: lên, xuống, cao, thấp. Sau đó có thể dùng cử chỉ, điệu bộ giống như người nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc, đảm bảo người học sẽ nhanh chóng khắc phục được những lỗi thanh điệu phổ thông.

Trên đây tôi đã trình bày sơ lược về chứng mù từ của người Việt thường gặp. Chứng mù từ ở Việt Nam mang tính phân vùng địa lí cao. Thường người học ngoại ngữ bị giao thoa các lỗi cơ bản do ảnh hưởng của tiếng địa phương. Chứng mù từ được thể hiện ở các vùng địa lí khác nhau với các lỗi ngữ âm khác nhau và tất cả đều có thể giải quyết thông qua giới thiệu vị trí cấu âm. Với mù thanh điệu, có thể giải quyết bằng hình ảnh hoặc động tác. Chứng mù từ hiện chưa được quan tâm giải quyết triệt để tại các trường học do đó mới có hiện tượng “mù từ” trên diện rộng. Thái độ xã hội đối với người bị mù từ chỉ thể hiện qua ngọng /l/ /n/ còn tất cả các hiện tượng khác chỉ thuần tuý coi là đặc điểm của phương ngữ. Các cơ sở giáo dục ngôn ngữ cần phải có thái độ nghiêm túc trong việc đào tạo giáo viên, có vậy mới hi vọng giải quyết được triệt để những hiện tượng lỗi ngôn ngữ nói chung và ngoại ngữ nói riêng do chứng mù từ gây ra.

1/24/08

Learner Autonomy Checklist

To check if you are an autonomous learner

1. Do you go to the library? If so, how often?
2. Do you read the materials in your text book in advance?
3. Do you often read other materials than coursebooks?
4. Do you read regularly before you go to bed?
5. Do you often bring a book with you to read while waiting for a bus, or staying in line?
6. Do you read online materials or printed? if so, in English or Vietnamese?
7. Do you read bilingual materials?
8. Do you know how to use different reference books i.e. dictionaries, encyclopedias?
9. Do you know how to use dictionary on line? if so, what dictionaries do you have access to? (thesaurus, yahoo dictionary, Encarta dictionary, Encarta Encyclopedia, Lacviet etc.)
10. Do you know how to read fast?
11. Do you know how to scan or skim?
12. Do you know how to find key words?
13. Do you do extensive reading?
14. Do you like reading long or short pieces of reading?
15. Do you stop every chapter to check your comprehension or just keep on reading now matter you understand it or not?
16. Do you like reading sample writings?
17. Do you do any text analysis while reading?
18. Do you persevere with books with a lot of new words?
19. Do you take notes while reading?
20. Do you write summaries after reading?
21. Do you attend various education exhibitions held by different education centres in the town?
22. Do you go to the museum or art gallaries?
23. Do you belong to any English clubs?
24. Do you go to cafe shops or tea shops in the hope to talk with foreigners?
25. Do you seek chance to speak with English native speakers?
26. Do you know how to ask for clarification/ repetition/explanation etc.?
27. Do you often watch TV? If so, in English or Vietnamese?
28. Do you watch film with subtitles?
29. Do you go to the cinema/theatre/TV talk show?
30. Do you talk about what you have read with your friends/ classmates?
31. Do you want to talk with English native speakers or people from other countries?
32. Do you know how to make a presentation?
33. Do you know how to search materials of your interests in the library/ in the Internet?
34. Do you know how to chat yahoo?
35. Do you know how to save your messages from yahoo messengers?
36. Do you know how to make penfriends?
37. Do you belong to any online group lists?
38. Do you have good learning facilities at home/ school/ university? (ADSL, PC, cassette player, voice recorder, books, tapes, etc.
39. Do you like studying with your friends?
40. Do you give up studying when encountering sth difficult?

Checklist for Writing

Once you have finished writing, please give yourself a minute or so proofreading.

1. Check for missing any part of a sentence: S V O
2. Check Subject - Verb agreement: check the 3rd person singular "s" agreement in the present tense
3. Check that your verbs are correct (correct active or passive voice)
4. Check that your verb forms are correct
5. Check your countable and uncountable nouns
6. Check that your pronouns refer to previously mentioned nouns
7. Check that your prepositions are correct
8. Check that your parts of speech are correct
9. Check that your conditional forms are correct
10. Check for missing or incorrect articles
11. Check that your sentences are tentative
12. Check that you use correct modal verbs
13. Check that your sentences are various, e.g with different structures such as simple, compound, complex, emphatic etc.
14. Check your spelling
15. Check word-count
16. Check if your punctuations are correct
17. Check your essay structure, paragraph structure
18. Check that your ideas are paraphrased properly
19. Check to avoid any repetition
20. Check that your ideas are well-organized, easy to understand, logical

1/23/08

The Power of Word-building

prefixes
prefix
meaning
examples
a-, an-, ab-
without, not, away from
atypical, anhydrous, abnormal, abduct, amoral
ad, ac, ag, at
to
advent, accrue (accummulate), agressive, attract
abs-
away, departing from
abstract
ambi-
both
ambivalent
ante-
before
antedated, anteroom
anti-
against, opposite
antislavery, antifascist, antipathy
auto-
self
automobile
bi-, du, di
two
biannual, binocular, bicentennial, dichotomy, bisect (cut in two), duet
cent-
hundred
centennial
circum-
around
circumnavigate
co-, com-, col
together with, joint
coexist, co-author, compliant, collate
contra
against
contrary
counter-
opposite
counterattack, counterclockwise
de-
to reverse an action, to remove, to deprive of, from, down
demobilize, decentralize, delete, descend
deca
ten
decade
dis-, di-
not, opposite, apart
disconnect, disobey, disperse (scatter), delate (rel. late)
en-
to put into, to make
enlarge, enclose
ex-
previous, former
ex-minister
ex-
out
exit, elicit (obtain)
extra-
outside, beyond
extracurricular
hyper-
overly, excessively
hypertension, hyperactive
in, il, im, ir, un
not, without, lacking
incomplete, irregular, illegal, impossible, intrepid (fearless), illicit (unlawful)
infra-
below, beneath
infrastructure
inter-
between, among
international, interrupt
intra-, intro-, in
within
intramural (native), introduction, inside
macro-
large
macroeconomics
mal-
bad, wrongful, ill
malnutrition, malediction (damnation, condemnation)
micro-
small
microchip
mid-
in the middle of
mid-June
mis-
wrongly, bad, astray
misbehave, mistreat
mono-, uni-
one, single
monorail, monotheist, monosyllable
multi-
many
multipurpose
neo-
new, recent
neoconservative
non-
not
non-essential
non, nov
nine
nonagenarian
oct-
eight
octogon, octopus
omni-
all
omnipotent
per
through
permeate (pervade, penetrate)
peri
around
perimeter (boundary, periphery)
poly, multi
many
polytheist, multilingual
post-
after
postwar, postoperative
pre-
before
prehistoric, precedence (preference, priority), predecessor (precursor, ancestor)
pro-
in favor of, for, forward
prodemocratic, propose, proponents (defender)
quadr, quat
four
quadrangle, quatrain (poem of 4 lines)
quint, penta
five
quintuplet, pentagon
re-
again, back
reelect, reopen, review
retro-
back
retroactive
semi-
partly, half
semicircle, semicolon
sext-, hexa
six
sextet, hexagon
sept-
seven
septennial
sub-
under, less than normal
subway, subnormal, submarine
super-
above, beyond, greater than
supermarket, superman, supervisor
syn-
sym-
together, at the same time
synthesis
trans-
across
transatlantic, transport, transplant
tri-
three
tricycle, trilingual, triplet, triple (three-way, three times, increase threefold)
ultra-
extremely, beyond
ultramodern, ultraviolet
un-
not, opposite, reverse an action
unknown, undisturbed
uni-
one
uniform

suffixes that form nouns
suffix
meaning
original word
new word
-acy, -cy
state, quality
candidate
candidacy, potency
-age
result, process
drain
drainage
-ance, - ence
state, quality
guide, exist
guidance, existence, complacence
- ant, -ent
agent, doer
consult, reside
consultant, resident
-action
action
condemn
condemnation
-ition, -ion
state, result
abolish, fuse
abolition, fusion
-dom
condition, state, domain
wise, king
wisdom, kingdom
-ee
one receiving action
trust
trustee
-eer
doer, worker
engine
engineer
-er, -or
doer, maker. resident
narrate, London
narrator, Londoner
-full
amount
spoon
spoonful
-hood
state, condition
child
childhood
-ism
system
feudal
feudalism
-ity
state, quality
valid
validity
-ive
agent, doer
detect
detective
-ment
action, result
amaze
amazement, contentment
-ness
quality, state
vivid
vividness
-(e)ry
people or things as a whole
rob, dentist
robbery, dentistry
-ship
state, condition
member
membership
-tude
quality, state
serve
servitude
-ure
result, means
depart
departure
-y
result, action
jealous
jealousy

suffixes that form adjectives
suffix
meaning
original word
new adjective
-able, -ible
capable of being
reason, comprehend, eat
reasonable, comprehensible, edible, readable
-al
relating to
season, tradition
seasonal
-ant, -ent
doing, showing
appear observe
apparent, observant
-ary
tending to, relating to
fragment,
fragmentary, aviary (bird sanctuary, bird house)
-ate
full of, having
affection
affectionate
-en
made of, like
gold
golden
-ful
full of, having
wonder
wonderful
-ic
relating to, characteristic of
German, romance
Germanic, romantic, atmospheric
- ive
given to
attract
attractive
-less
lacking, without
life
lifeless, penniless
-like
similar, like
ape, bell
apelike, bell-like
-ly
like, characteristic of
mother
motherly
-ous
full of, marked by
fury
furious
-some
apt to
trouble
troublesome
-ward
in the direction of
west
westward
-y
like, showing
shade
shady
-an, - ian
belonging
America
American
-ese
sth or sb of a place or a style
Japan
Japanese
-ine
sth or sb characteristic of
Florence
Florentine
-ish
sth characteristic of
Spain
Spanish
-ist
doer, believer, related to
Buddha
Buddhist

suffixes that form verbs
suffix
meaning
original word
new verb
-ate
become, form, treat
hyphen
hyphenate
-en
make, cause, to be
wide
widen
-fy, -ify
cause, make to be
solid
solidify
-ize
make, cause to be
central
centralize

latin roots
root
meaning
examples
-am-
love, friend
amiable, amorous
-aqu-
water
aquarium, aqueduct (artificial waterway)
-audi-
hear
audience, audible
-bell-
war
bellicose (hostile), belligerent (warlike)
-ben-
good, well
benevolent (generous), beneficiary
-brev-
short
brief, abbreviate
-cap-, -capit-
head
capital, captain
-cent-
hundred
century, centennial
-cogn-
know
cognizant (aware), recognize
-cred-
believe
incredulous (suspicious), credible
-domin-, -domit-
lord, master
dominate, predominant
-duc-
lead
educate, abduct (kidnap)
-equ-
equal
equal, equate
-fac-, -fec-
do, make
effect, manufacture
-fin-
end
final, confine (enclose, restrict)
-frag-, frac-
break
fragment, fracture
-fus-
pour
infuse (inspire), effusive (talkative)
-gen-
kind, sort, origin
generation, general
-junct-
join
conjunction, juncture
-leg-, -lect-
read
legible (readable), intellect
-loc-
place
dislocate, location
-loqu-
speak
eloquent (well-spoken)
-man-
hand
manipulate, manual
-milli-, -mille-
thousand
milligram, millennium
-mit-, -miss-
send
transmit, mission
-more-
die
immortal
-ped-
foot
pedal, biped
-port-
carry
transport, export
-reg-, -rect-
rule, right
correct, regular
-sci-
know
science, conscious
-scrib-, scrip-
write
describe, inscription
-spect-
sight
spectator, inspect
-temp-
time, season
temporary, tempo
-tract-
draw, pull
extract, traction
-uni-
one
union, unify
-ven-, -vent-
come
prevent, venture
-vid-, -vis-
see
evident, vision
-vit-
life
vitamin, vital
illegible, audiovisual, amity, transfusion, retrospect, precognition, manuscript, decapitate (cut of one’s head), aquatic, ascribe, immortal, indomitable (unconquerable), contemporary

greek roots
root
meaning
examples
-aero-
air
aerocraft, aeronaut
-astro-, aster-
star
asteroid (celestial body), astrology
-anthrop-
man, human
anthropology, misanthropic (antisocial)
-bibli-
book
bible, bibliography
-bio-
life
biology, biography
-chrom-
colour
chromosome, chromatic (multicolour)
-chron-
time
chronology, chronic
-cosm-
world
cosmic (vast), cosmos
-crat-
rule, power
democrat, aristocrat
-cript-
secret, hidden
cryptography, cryptic (ambiguous)
-dem-
people
democrat, demographics
-gen-
rule, kind
genesis, genealogy (derivation)
-geo-
earth
geology, geography
-graph-, -gram-
write, writing
telegram, biography
-hom-
same
homonym, homogenize
-hydr-
water
hydroelectric, hydraulic jack (tool for lifting)
-log-
word, study
logic, biology
-metr-, -meter-
measure, instrument
metric, thermometer
-morph-
form, shape
morpheme, metamorphosis (changes)
-naut-, -naus-
ship, sail, sailor
nautical, nausea
-nym-
name
synonym, antonym
-path-
suffering, feeling
pathetic, sympathy
-phil-
like, love
philanthropy (charity),
philosophy
-phob-
fear
phobia, hydrophobia
-phon-
sound
telephone, phonetics
-phot-
light
photograph, photoelectric
-polis-, -polit-
city
metropolis (chief city), politics
-psych-
soul, mind
psychology, psyche
-scop-
examine, instrument
microscope, telescope
-soph-
wise, wisdom
philosopher, sophistry (fallacious reasoning)
-tele-
far, distant
telegram, television
-theo-, -thei-
god
theologian, atheist
-therm-
heat
thermostat, thermal
-zo-
animal, life
zoology, protozoan (living organism)
cosmopolitan, telepathy, phonology, microcosm, symbiotic, theology, chronometer, dehydrate, monochromatic, apathy

1/20/08

Steps for presentation - Các bước chuẩn bị cho một bài trình bày


Making presentation is an important part of your study at university. It is important that you follow essential steps.

1. Selecting topics. The teacher can give you topic. You might like to select the one that you are most interested in, but make sure to ask for approval from your teacher.

2. Gathering materials. There are different sources available. Refer to your lecturer's advice, any tips provided in the lectures. Read any background materials either in Vietnamese, or English, or what ever language you think useful for you. Make sure to indicate sources if you ever quote or use anyone's idea in your presentation

3. Sketching out the plan. A good outline will help you more confident in your talk. It consists of:

Introduction:


  • Greeting the audience

  • Overviewing of what you are going to say

  • Informing about time, or any rules you might like the audience to follow while you are delivering the speech.

Body:


  • Starting from each point in order of priority as indicated in your outline.

  • Make sure to get your audience well-informed by using sound linking devices.

  • Be direct and to the point and

  • Stick to time schedule, never exceed your allowed talk-time.


Conclusion:


  • Restating major points you have talked about in your presentation.

  • Let some room for questions and answers.


4. Writing your presentation:

you don't have to write a complete presentation in form of an essay. Instead, write necessary points you want to deliver to the audience in cards, if you don't have an electronic projector. You might like to put major points in an Ao paper

5. Rehearsing:


  • Speech: slow, clear, with a pause when necessary.

  • Voice: various, with rising or lowering intonation. Pay attention to word stress, sentence stress

  • Posture: hold your body properly. Keep your head up, chin out. Keep eye contact when communicating with the audience.

  • Gesture: don't scratch your hair or fiddle your jewellery. All those are likely to distract the audience.

6. Presenting:


  • Be clear and logical. Use connectors where appropriate. Repeat any points if necessary

  • Involve audience as much as you can.

  • Ask questions

  • Make your presentation fun and enjoyable

  • Talk gently, friendlily, comprehensibly, confidently

  • Do try to use technology. Use audial, visual aid if possible.

  • Be informative and interesting

  • Don't forget to say thank you to the audience when you finish.

1/19/08

IELTS listening exercises - Các loại bài tập nghe chính

There are different types of IELTS exercises. Note that not every kind will appear in a test.

1. MCQ (Multiple-choice questions): Word MCQ and Picture MCQ
2. Text completion: filling in the blank in
  • Summary
  • Table
  • Short sentence
  • Paragraph
3. Labelling
4. Matching
5. Short answers to questions (usually not more than 3 words)
6. True / false / not mentioned

IELTS reading exercises - Các loại bài tập chính của IELTS

These are main types of IELTS exercises. Note that not all of them will appear in a test. Different types will require different techniques to deal with.

1. Matching:
  • Headings and paragraphs
  • Who says what (understanding authors' views)
  • Parts of sentences
  • Statements and paragraphs
2. True, False, Not given or Yes, No, Not given
3. Text completion: usually not more than 3 words
  • Filling in the summary: without or with word list provided. In the latter, words can be either exact or paraphrased from the text.
  • Filling in the table
  • Filling in a short sentences
  • Filling in a paragraph
4. Labelling
5. MCQ (Multiple-choice questions).
6. Short answers to questions: not more than 3 words

1/18/08

Briefing on IELTS - Giới thiệu tóm tắt về IELTS

An IELTS test consists of 4 skills: Listening, Reading, Writing, and Speaking. First 3 skills are held at a time, usually on Saturday Mornings, sometimes Thursday Mornings. Speaking can be done either in same testing day afternoon, or appointed separately another day by an IELTS officer. Candidates can register either at IDP or BC, Hanoi and Hochiminh City.
1. Listening: 30 minutes + 10 minutes to transfer from BOOKLET into ANSWER SHEET. Listening once only. 4 sections. 40 questions.
2. Reading: 1 hour. 3 passages of around 1000 words each, academic style, various topics. 40 questions.
3. Writing: 1 hour. 2 tasks.
  • Task 1: at least 150 words (20 minutes). Describing either a graph, or a table, or a diagram, either separately or in combination of either a graph and a table, or a table and a diagram, or two tables, or two graphs. Tests with a diagram are quite rare, say, 20%.
  • Task 2: at least 250 words (40 minutes). Argumentative or Descriptive Essays
4. Speaking: 11-14 minutes (usually 11), recorded test. 3 parts.
  • Part 1: personal, usually 3 topics
  • Part 2: Long-talk: personal. A card with a topic. 1 minute to prepare. up to 2 minutes to talk. 1-2 questions follow-up
  • Part 3: Disscussion on topic form part 2. Academic, abstract.